Dựa vào tính cách của người tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ mà ta có thể chia họ thành 9 nhóm chính như hình dưới đây. Mỗi nhóm tính cách lại ưa thích những kiểu content marketing khác nhau. Bởi vậy trước khi viết bất cứ nội dung gì, chúng ta cần tìm hiểu khách hàng để có thể viết đúng khẩu vị của họ.
- Xem thêm: Lịch sử ra đời thú vị của Content Marketing
- Xem thêm: Vai trò của Content Marketing trong quyết định mua hàng
Dưới đây là cách lựa chọn nội dung cho từng kiểu khách hàng
1. Content marketing cho người cầu toàn
Cần thực tế, đi thẳng trực tiếp vào sản phẩm, lợi ích thiết thực của sản phẩm dịch vụ. Quản lý nội dung nhất quán trước sau như một.
2. Content marketing cho người giàu tình cảm
Cần khai thác yếu tố nhân văn, triết lý cuộc sống. Nội dung cần chú ý đến các tiểu tiết nhỏ của sản phẩm dịch vụ, cũng cần lưu ý rằng phần lớn họ thường mua sản phẩm cho người khác.
3. Content marketing cho người tham vọng
Cần đánh mạnh cái tôi cá nhân của họ, nhấn mạnh lợi ích của sản phẩm dịch vụ vun đắp giấc mơ trở thành người thành đạt. Luôn đặt sự tôn trọng lên hàng đầu.
4. Content marketing cho người cá tính
Cần sâu sắc, khiến họ tự liên hệ bản thân cho họ thấy họ là duy nhất khi dùng sản phẩm này, nâng cảm xúc họ lên chứ không nịnh bợ.
5. Content marketing cho người lý trí
Cần logic, thông tin khách quan, cung cấp nhiều thông tin kiến thức thực tế cho họ về sản phẩm dịch vụ.
6. Content marketing cho người trung thành
Cần cho họ thấy sự an toàn, ít sự rủi ro. Chú ý đến tiểu tiết, ý nghĩa cuộc sống của sản phẩm và dịch vụ. Không vội vã chào mời quá lố, cần điềm tĩnh chậm rãi xử lý các nỗi lo lắng trong suy nghĩ của họ.
7. Content marketing cho người nhiệt tình
Cần thúc đẩy, động viên tinh thần mạnh mẽ, tránh nói đến những điều không vui, không đau đớn. Cách viết lạc quan, mạch lạc rõ ràng, kích thích họ hành động và chia sẻ.
8. Content marketing cho người mạnh mẽ
Cần dứt khoát, thẳng thắn, nói rõ mặt ưu điểm và khuyết điểm. Không giấu diếm thiếu trung thực về bất lợi của sản phẩm dịch vụ. Đưa cho họ quyền lựa chọn, đồng điệu trong cảm xúc cùng họ.
9. Viết cho người ôn hòa
Cần chậm rãi, không thách thức trong câu chữ, dĩ hòa vi quý. Cần tìm kiếm điểm chung giữa tính cách của họ và sản phẩm dịch vụ nhằm kết nối và giúp họ cảm thấy gần gũi hơn.
(Nguồn: Kiều Thắng – Cộng đồng isocial)