6 Bước xây dựng bộ nhận diện thương hiệu Nhất quán, Chuyên nghiệp

2102 Views
12/05/2021
Tin tức
Rate this post

Đứng giữa hàng trăm đối thủ trong cùng phân khúc thị trường, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu là cách đơn giản nhất để khách hàng có thể tìm ra được đâu là thương hiệu của bạn. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng biết phương thức xây dựng hệ thống nhận diện đúng cách. Vì hiện nay vẫn có rất nhiều doanh nghiệp “cái gì cũng muốn”, họ bao hàm quá nhiều thứ trong thương hiệu dẫn đến hệ thống này trở nên rời rạc, khiến người tiêu dùng cảm thấy bối rối để xác định thương hiệu.

Nên nếu bạn thuộc trường hợp đó thì những chia sẻ dưới đây chính là dành riêng cho bạn.

Tại sao nên xây dựng bộ nhận diện thương hiệu?

xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Mỗi thương hiệu đều cần có bản sắc, đặc điểm nhận dạng riêng

Mỗi thương hiệu đều cần có bản sắc riêng, đặc điểm nhận dạng riêng bởi đây không chỉ là cách giúp người tiêu dùng dễ nhận biết thương hiệu, mà việc này còn mang đến những lợi ích khác như:

  • Thể hiện sự chuyên nghiệp và nâng cao giá trị thương hiệu, cũng như giá trị của công ty.
  • Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán khiến khách hàng có cảm tình và sự tin tưởng ở thương hiệu.
  • Bộ nhận diện tốt giúp thương hiệu tăng doanh số nhờ đáp ứng được 2 yếu tố quan trọng trong quyết định mua hàng của người tiêu dùng – yếu tố lý tính (thiết kế đẹp, bắt mắt) và yếu tố cảm tính (mang lại cảm giác doanh nghiệp có quy mô tầm cỡ, chuyên nghiệp…).
  • Tạo lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu
  • Giảm chi phí quảng cáo thông qua việc hình thành ý thức thương hiệu (Brand Awareness)
  • Thúc đẩy sức mạnh của truyền thông nội bộ

6 Bước xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán, toàn diện

1. Nghiên cứu phân khúc thị trường thương hiệu đang hướng đến

Để tối đa hiệu quả, sức mạnh của hệ thống nhận diện, nghiên cứu các vấn đề liên quan đến phân khúc thị trường mà thương hiệu đang nhắm đến là điều rất cần thiết. Chẳng hạn như bạn cần biết:

  • Đối tượng mục tiêu của mình là ai, ở đâu, thu nhập bao nhiêu,…?
  • Trong thị trường đó có những đối thủ cạnh tranh nào?
  • Hay thị trường đang bị tác động bởi những yếu tố nào theo vi mô và vĩ mô,…?

Việc mổ xẻ, trả lời tất cả các câu hỏi nhằm phân tích thị trường sẽ tạo tiền đề để bạn xây dựng, thiết kế nhận diện thương hiệu xác đáng theo xu hướng hiện tại của người dùng. Đồng thời hỗ trợ nâng cao lợi thế cạnh tranh cho thương hiệu của bạn.

2. Thiết kế nhận diện thương hiệu

xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Xây dựng bộ nhận diện thật bắt mắt, nổi bật.

Thông thường bộ nhận diện sẽ bao gồm:

  • Tên thương hiệu
  • Logo
  • Màu sắc chủ đạo của thương hiệu
  • Danh thiếp
  • Chữ ký email
  • Vật dụng văn phòng phẩm
  • Catalogue, banner
  • Hóa đơn, hợp đồng, các tài liệu liên quan đến thương hiệu,…

Điều bạn cần chính là thiết kế làm sao để những thứ kể trên trong thật bắt mắt, nổi bật. Quan trọng là khi khách hàng nhìn vào, họ ngay lập tức phải bị thu hút và ghi nhớ sâu những đặc điểm nhận dạng trực quan của thương hiệu trong tâm trí. Hãy làm như cách Apple đã làm với trái táo khuyết. Giờ đây chỉ cần nhìn thấy hình ảnh này, chắc hẳn bạn sẽ đoán ra ngay đó chính là Apple chứ không phải là một thương hiệu nào khác.

3. Xây dựng và phát hành bộ hướng dẫn sử dụng (Brand Guide)

Bên cạnh thiết kế nhận diện thương hiệu, tạo ra các hướng dẫn sử dụng đi kèm là việc làm rất cần thiết. Chúng giúp nhân viên của bạn có một định hướng nhất định để tuân theo, từ đó hình thành nên thói quen. Dần dà, sức mạnh của nhận diện sẽ được phát huy đúng công lực của chúng.

Cụ thể hơn, các hướng dẫn này sẽ hỗ trợ:

  • Nhân viên hiểu được cốt lõi, tinh thần của công ty.
  • Đội ngũ bán hàng hiểu giá trị thương hiệu và có thể tự tin giới thiệu chúng cho khách hàng.
  • Bộ phận marketing, design và bộ phận sản xuất thiết kế các ấn phẩm, bao bì phù hợp với thương hiệu.
  • Các đối tác tiềm năng dễ dàng xác định được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp trước khi quyết định hợp tác.

4. Thực hiện chiến lược nhận diện thương hiệu

xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Thiết lập chiến lược truyền thông nhằm gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu

Vấn đề nội bộ đã xong, giờ đến công đoạn xử lý vấn đề ngoại bộ – truyền thông, quảng bá cho bộ nhận diện của thương hiệu. Mặc dù khách hàng vẫn có khả năng tự tìm đến thương hiệu, nhưng số lượng đó rất ít và chắc chắn bạn sẽ chẳng muốn tiêu tốn hàng tháng trời chỉ để có 1 khách hàng biết đến mình. Do đó, bạn buộc phải thiết lập chiến lược truyền thông nhằm gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu đối với khách hàng.

Nếu doanh nghiệp của bạn có nguồn lực hạn hẹp, không thể tự xây dựng, triển khai chiến lược truyền thông. Đừng lo, vì hiện nay có rất nhiều đơn vị Agency thuê ngoài cung cấp các giải pháp Marketing cho doanh nghiệp với mức phí 8 TRIỆU. Mức phí này chỉ bằng tiền lương trả cho một nhân viên chính thức bình thường nhưng chúng có thể giúp bạn quản lý đa kênh, tương tác với khách hàng. Từ đó nâng cao mức độ nhận diện và tỉ lệ chuyển đổi.

5. Kiểm soát, cập nhật các tài liệu liên quan đến bộ nhận diện

Sau khi đã xây dựng bộ nhận diện thương hiệu và đưa chúng vào hoạt động, bạn cần kiểm soát và cập nhật các tài liệu liên quan đến thương hiệu đang được sử dụng. Hãy đảm bảo rằng các tài liệu này đã được đồng bộ, phù hợp với hệ thống nhận diện mới của thương hiệu.

6. Lên sẵn kế hoạch cho tương lai

xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Thiết lập kế hoạch tái tạo bộ nhận diện mới trong tương lai

Thường thì hiếm có thương hiệu nào chỉ sử dụng một bộ nhận diện xuyên suốt quá trình hoạt động và phát triển của mình. Vì nếu hoạt động theo cách đấy, doanh nghiệp rất dễ xa rời xu hướng và rơi vào diện bị đào thải khỏi thị trường. Chính vì vậy, dựa trên giá trị cốt lõi của thương hiệu, doanh nghiệp cần đặt ra những hạn định, dành thời gian để đánh giá, cải tiến chiến lược thương hiệu sao cho phù hợp với tốc độ phát triển của doanh nghiệp và cả xu thế chung.

(*) Lưu ý: Đừng quên khi quyết định tái tạo lại bộ nhận diện, bạn phải thông báo trước cho khách hàng nhằm kiểm tra thái độ, phản ứng của họ đối với sự thay đổi của thương hiệu. Điều này sẽ giúp bạn tránh những rủi ro không đáng có do nhận được phản ứng tiêu cực từ khách hàng.

6 Thời điểm thích hợp để doanh nghiệp thay đổi nhận diện thương hiệu

Tổng kết

Trong kinh doanh, xây dựng bộ nhận diện thương hiệu nhất quán luôn đóng vai trò quan trọng. Ngoài làm tăng mức độ nhận biết của khách hàng đối với thương hiệu, một bộ nhận diện tốt còn bổ trợ cho quá trình định vị giá trị thương hiệu. Thương hiệu càng mạnh, bạn càng có khả năng tác động đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng.

Mong rằng thông qua những chia sẻ trên, AZTECH đã giúp bạn giải quyết triệt để câu hỏi “xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp như thế nào?” Nếu vẫn còn các thắc mắc khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua HOTLINE: 0903.858.865 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.

| CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

KHÁCH HÀNG

vietravel
ap shop
Ganador
K fish
Eva nature
Phone box Việt Nam
star net coffee and food
Trường mầm non South Sky Kindergarten
ballooning
Nhân Wedding
Kate j
Nha khoa Kim Khôi
Nội thất Soha Living
Kong tea
Nội thất Hạ Long
Sen Việt Yoga
Kiwami
Đông y Phúc Sinh
Chè bưởi Phương Nga
oriental-plaza
newstar
Việt Nam tourism
Thẩm mỹ viện Phương Đông
Pnut spa
Giày SUTUMI
Logo Nutriblend
Ila
Art click
Du học Đức Anh
White palace
Hướng nghiệp Á Âu
La Luna Resort
Sky 89
Long Hậu Riverside
Oceanami
Novotel villas
Barya citi
Logo Vinhomes
Logo Vinamlik
Logo LetsViet
Logo Domino Pizza
nên chạy quảng cáo facebook vào giờ nào
fpt
Nguyễn Kim
Salsa
HSB
ayt group
hyundai
Lava coffee
Zpizza
Logo-YouTV
Logo Today TV
Logo Aqua Palace
0903 858 865
Paste your AdWords Remarketing code here