Xây dựng phòng Marketing luôn là điều cần thiết trong mọi doanh nghiệp. Bộ phận này có thể xem là gương mặt đại diện cho thương hiệu, hỗ trợ doanh nghiệp trên con đường “chinh phục khách hàng”. Đặc biệt nhất là trong xã hội ngày càng phát triển, mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khủng khiếp, thì các vấn đề liên quan đến Marketing cũng càng quan trọng theo.
Câu hỏi được đặt ra là “cần setup phòng Marketing như thế nào mới mang lại hiệu quả hoạt động cao cho doanh nghiệp?” Để có câu trả lời chi tiết cho vấn đề này, mời bạn cùng AZTECH tham khảo bài viết dưới đây.
Tại sao nên xây dựng phòng Marketing trong doanh nghiệp
Như đã đề cập sơ bên phía trên, xây dựng phòng Marketing nội bộ mang đến cho doanh nghiệp nhiều lợi ích sau:
- Xây dựng và định vị thương hiệu trên thị trường.
- Nghiên cứu, phát triển sản phẩm và mở rộng thị trường mới.
- Dễ dàng phối hợp, triển khai chiến lược Marketing hiệu quả với các Phòng Marketing thuê ngoài.
- Là nơi để bạn tìm kiếm thông tin tư vấn hữu hiệu cho hoạt động chiến lược tiếp thị, quảng bá sắp tới.
- Team Marketing kết hợp cùng với team Sale, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số.
- Hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mối quan hệ với truyền thông.
Cách setup phòng Marketing “thiện chiến”
1. Thiết lập chiến lược Marketing rõ ràng, cụ thể
Xây dựng phòng Marketing mang lại những thành tích hoạt động vượt hơn cả kỳ vọng chắc hẳn là điều mọi doanh nghiệp mong muốn. Nhưng để đạt được như vậy, bạn phải nghiên cứu nhu cầu thị trường, sau đó bắt tay vào lập chiến lược Marketing bài bản với mục tiêu cụ thể. Cũng giống như xây nhà, nền móng cần thật vững chắc, thì bạn mới tự tin xây nhà cao mà không sợ bị sập!
Bạn có thể xem thêm phương pháp thiết lập chiến lược Marketing có tỷ lệ thành công cao, được nhiều doanh nghiệp áp dụng tại đây.
2. Xác định các vị trí, bộ phận cần có
Thường khi setup phòng Marketing cơ bản sẽ gồm có những bộ phận sau:
- Planner: Cùng với người lãnh đạo người nghiên cứu, lập ra kế hoạch Marketing kèm KPI cho các nhân viên khác trong team Marketing.
- Content: Người lên ý tưởng, sáng tạo nội dung (dạng hình ảnh, video, text,…) nhằm giới thiệu sản phẩm / dịch vụ / thương hiệu đến với khách hàng.
- SEO: Phụ trách đưa thương hiệu doanh nghiệp lên top công cụ tìm kiếm.
- Nhân viên chạy ads: Chuyên trách về mảng quảng cáo trên kênh Online. Kết hợp cùng với content và SEO để tăng lượng tiếp cận người dùng.
- Designer: Designer hiện nay có nhiều loại như 2D, Video Editor,… Tùy vào quy mô mà họ sẽ có sự lựa chọn riêng nhưng phổ biến ở các doanh nghiệp SMEs, họ sẽ ưu tiên chọn 1 designer đa năng.
Việc xác định vị trí, phân chia công việc ngay từ ban đầu sẽ mang đến nhiều hữu ích cho bạn. Do mọi người đều biết vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể của mình, họ sẽ không trốn tránh, đùn đẩy trách nhiệm khiến tiến độ công việc bị trễ nải. Nhờ đó giúp bạn kiểm soát, tối ưu quy trình vận hành của phòng Marketing.
3. Xây dựng hệ thống KPI
Dù là việc lớn hay nhỏ, quan trọng hay không, bạn vẫn nên đặt sẵn một tiêu chuẩn đánh giá riêng về mức độ hoàn thành công việc đó. Nhân viên có xu hướng hoàn thành tốt công việc hơn khi chúng được định KPI cụ thể. Vì khi đó, họ sẽ biết được những gì mình đang làm có thực sự tốt hay chưa và nếu chưa thì họ sẽ tự tìm cách để cải thiện vấn đề đó?
4. Ứng dụng các phần mềm hỗ trợ công việc
Khi xây dựng phòng Marketing, ngoài các yếu tố trên, bạn còn cần tích hợp các công cụ hỗ trợ kèm theo. Vì thực tế nguồn lực con người không phải lúc nào cũng hoàn hảo. Có đôi khi dữ liệu quá nhiều khiến con người khó lòng kiểm soát được tất cả nếu không có sự trợ giúp của các công tối ưu hoạt động như: Google, email, các trang mạng xã hội, Microsoft Office, các công cụ thống kê, đo lường hay quản lý vận hành khác,…
Kết luận
Mặc dù xây dựng phòng Marketing nội bộ rất hữu dụng trong việc phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, tùy vào quy mô của công ty mà bạn sẽ quyết định nên hay không nên xây dựng. Chẳng hạn nếu doanh nghiệp bạn có quy mô vừa và nhỏ, tài chính vẫn còn nhiều hạn chế, lời khuyên chân thành là không nên. Do chi phí vận hành cả team “hạng nặng” thế này không phải là con số nhỏ, chưa kế bạn còn phải chi thêm một khoản riêng khác để chạy chiến dịch Marketing.
Nhưng nếu doanh nghiệp của bạn đang là ông lớn trên thị trường, đầu tư xây dựng In-house team là điều chắc chắn phải làm! Vì vậy đối với trường hợp của SMEs, lựa dịch vụ Marketing tổng thể với mức giá 8 TRIỆU – bằng tiền lương của 1 nhân viên Marketing sẽ là sự lựa chọn tối ưu hơn. Hãy liên hệ ngay với AZTECH để được tư vấn miễn phí thông qua HOTLINE: 0903.858.865
| CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Giải pháp Marketing cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
- Doanh nghiệp nên thuê phòng Marketing khi nào để tối ưu chi phí?
- Doanh nghiệp nên chi phí marketing trên doanh thu bao nhiêu là hợp lý?