Ma trận SWOT là gì? Hướng dẫn cách tích SWOT từ A – Z cho người mới

7080 Views
11/06/2021
Tin tức
1/5 - (1 bình chọn)

Phân tích ma trận SWOT là cách thức cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả trong việc làm nền tảng dữ liệu giúp doanh nghiệp xây dựng chiến lược Marketing Mix 7Ps. Không chỉ áp dụng riêng cho lĩnh vực Marketing, mà còn đối với các hoạt động kinh doanh trên mọi lĩnh vực khác. Để hiểu rõ hơn về ma trận SWOT là gì, cũng như làm thế nào để phân tích SWOT, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp tất cả những thắc mắc này.

Ma trận SWOT là gì?

ma trận swot

Ma trận SWOT được dùng để phân tích hoạt động kinh doanh

SWOT là một mô hình hay còn gọi là ma trận phân tích hoạt động kinh doanh phổ biến cho doanh nghiệp, viết tắt của các từ:

  • Strengths – điểm mạnh
  • Weaknesses – điểm yếu
  • Opportunities – cơ hội
  • Threats – thách thức

Trong đó:

  • Điểm mạnh và điểm yếu là phần nội tại của doanh nghiệp bạn – những thứ mà bạn có quyền kiểm soát và có thể thay đổi được. Ví dụ như nguồn nhân lực, bằng sáng chế, tài sản trí tuệ, địa điểm làm việc…
  • Cơ hội và thách thức là phần ngoại tại – những điều đang diễn ra bên ngoài có tác động đến hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp và bạn chỉ có thể tận dụng cơ hội, tìm cách bảo vệ mình khỏi những mối đe dọa nhưng không thể chúng. Như đối thủ cạnh tranh, giá nguyên liệu thô và xu hướng của người tiêu dùng.

Tại sao cần phân tích ma trận SWOT?

Trên thương trường cạnh tranh khốc liệt, sẽ vẫn tốt hơn nếu bạn luôn “biết người biết ta” – hiểu rõ mình đang có gì, thiếu gì, cần phải làm gì… từ đó xác định hướng đi khôn ngoan nhất và khi bạn dành thời gian thực hiện kỹ thuật phân tích SWOT bạn có thể làm được điều này.

Nói cách khác, phân tích mô hình SWOT sẽ giúp bạn có cái nhìn bao quát về tình hình hiện tại bên trong lẫn bên ngoài của doanh nghiệp, giúp bạn có thể tận dụng tối đa những gì bạn có để mang lại lợi thế tốt nhất cho doanh nghiệp. Cũng như giảm thiểu khả năng thất bại chiến lược nhờ vào việc bạn hiểu doanh nghiệp mình đang thiếu những gì và sớm có biện pháp phòng tránh những mối nguy hại đang rình rập xung quanh.

Cách phân tích SWOT

1. Strengths – Điểm mạnh

ma trận swot

Điểm mạnh là những yếu tố mà doanh nghiệp có lợi thế nhất

Điểm mạnh trong ma trận SWOT mô tả các thuộc tính tích cực, mạnh mẽ gồm hữu hình và vô hình bên trong của tổ chức, những điểm mà doanh nghiệp có thể tự mình kiểm soát, điều chỉnh. Hơn hết, nếu biết cách tận dụng, khai thác tối đa điểm mạnh, bạn hoàn toàn đủ sức tạo điểm khác biệt, nâng cao vị thế cạnh tranh trên thị trường. Chẳng hạn như doanh nghiệp tuy không có nguồn tài chính dồi dào nhưng lại sở hữu nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết hơn nhiều đối thủ khác. Đó chính là điểm mạnh của bạn.

Hãy suy nghĩ về các thuộc tính của con người (kiến thức, nền tảng, mạng lưới quan hệ, kỹ năng…) và tài sản hữu hình của công ty (vốn, tín dụng, kênh phân phối, bằng sáng chế, nguồn khách hàng…) để trả lời một số câu hỏi như:

  • Bạn làm tốt được việc gì?
  • Lợi thế cạnh tranh của bạn so với đối thủ là gì?
  • Khả năng nghiên cứu và cơ sở sản xuất có được đầu tư phát triển mạnh mẽ?
  • Những yếu tố tích cực nào khác bên trong doanh nghiệp đang làm tăng giá trị hoặc mang lại cho bạn lợi thế cạnh tranh cao hơn?

2. Weaknesses – Điểm yếu

Điểm yếu là các khía cạnh làm giảm giá trị, gây bất lợi trong lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì thế, bạn cần phải nâng cao các mặt hạn chế này để tạo vị thế cạnh tranh tốt nhất.

Đối với điểm yếu, bạn cũng phải có cái nhìn tổng quan theo cả 2 hướng khách quan và chủ quan. Theo đó, bạn sẽ trả lời những câu hỏi:

  • Những yếu tố nào nằm trong tầm kiểm soát của bạn và chúng đang làm giảm khả năng đạt được hoặc duy trì lợi thế cạnh của bạn?
  • Những mặt tiêu cực nào bạn cần cải thiện để hoàn thành mục tiêu hoặc tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ mạnh nhất?
  • Doanh nghiệp có những yếu kém gì (Chuyên môn hoặc khả năng tiếp cận kỹ thuật và thông tin kém)? Đối thủ có đang làm tốt hơn bạn không?
  • Những điểm yếu nào người ngoài thấy nhưng bạn lại không nhận ra?

3. Opportunities – Cơ Hội

ma trận swot

Cơ hội là các yếu tố bên ngoài có tác động tích cực đến doanh nghiệp

Tiếp theo trong các yếu tố phân tích ma trận SWOT là cơ hội – Opportunities, những yếu tố hấp dẫn bên ngoài tạo lợi thế phát triển, góp phần giúp doanh nghiệp thành công. Chẳng hạn như xu hướng thị trường đang dần chuyển sang chuộng những mặt hàng có tính năng giống với sản phẩm bạn đang kinh doanh – đó chính là cơ hội.

Một số câu hỏi để xác định cơ hội của doanh nghiệp là gì:

  • Thị trường có đang phát triển không và có những xu hướng đổi mới nào sẽ khuyến khích mọi người tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ của bạn nhiều hơn?
  • Những sự kiện nào chuẩn sắp diễn ra và có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp?
  • Sắp tới những quy định, chính sách trong nhà nước sẽ có thay đổi như thế nào? Bạn có thể tận dụng điều đó để phát triển doanh nghiệp không?
  • Những kênh truyền thông tiềm năng nào mà bạn chưa khai thác không?

4. Threats – Thách thức

Cuối cùng là Threats – thách thức, rủi ro nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, gây đe dọa đến sự tồn vong của doanh nghiệp. Mặc dù bạn không có quyền kiểm soát những rủi ro này, nhưng bạn có thể biến rủi ro thành cơ hội và hưởng lợi từ chúng. Bằng cách xây dựng kế hoạch dự phòng nhằm giải quyết, phòng tránh chúng xảy ra. Tuy nhiên, trước hết bạn cần phải định hình đâu là thách thức, rủi ro mà bạn đang đối mặt thông qua các câu hỏi như:

  • Đối thủ cạnh tranh hiện tại là ai? Cả đối thủ hiện tại và đối thủ tiềm năng trong tương lai sẽ đối đầu trực diện với bạn trên thị trường.
  • Nguồn cung cấp nguyên liệu thô sẽ luôn đưa ra mức giá bạn có thể chấp nhận được?
  • Sự phát triển của công nghệ trong tương lai có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh không?
  • Xu hướng thị trường hay sự đổi mới trong cải cách chính sách nào đang trở thành mối đe dọa của doanh nghiệp?

Ứng dụng ma trận SWOT để xây dựng chiến lược hoạt động

ma trận swot

4 Chiến lược theo ma trận SWOT

Sau khi hoàn thành phân tích SWOT, từ những dữ liệu có được, bạn có thể sử dụng chúng để xây dựng các chiến lược ngắn hạn và dài hạn nhằm tối đa hóa lợi thế và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực cho doanh nghiệp của mình.

Theo các chuyên gia phân tích, từ bốn góc phần tư của ma trận SWOT, chúng ta sẽ có 4 chiến lược như sau:

  • Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): Dùng điểm mạnh có trong doanh nghiệp để tối ưu hóa cơ hội.
  • Chiến lược ST (Strengths – Threats): Dùng thế mạnh để hạn chế những nguy cơ đang rình rập.
  • Chiến lược WO (Weaknesses – Opportunities): Tận dụng cơ hội để cải thiện điểm yếu.
  • Chiến lược WT (Weaknesses – Threats): Dùng hành động thiết thực loại bỏ và khắc phục nhược điểm nhằm tránh những mối nguy.

Kết luận

Nhìn chung, phân tích ma trận SWOT mang đến nhiều dữ liệu cần thiết, giá trị cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kỹ thuật phân tích SWOT có thể đơn giản và dễ nắm bắt, nhưng để có được một bức tranh toàn cảnh, bạn cần tập trung nhiều thời gian nghiên cứu và phân tích.

Mong rằng qua bài viết trên đã giúp bạn có thêm kiến thức về ma trận SWOT là gì, cũng như cách phân tích SWOT để dựa theo đó hình thành nên các chiến lược hoạt động phù hợp cho doanh nghiệp. Ngoài ra, đừng quên liên hệ ngay với AZTECH qua Website: https://marketing.aztech.com.vn/ hoặc HOTLINE: 0903.858.865 nếu bạn đang cần được hỗ trợ tư vấn Digital Marketing nhé!

| CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

KHÁCH HÀNG

vietravel
ap shop
Ganador
K fish
Eva nature
Phone box Việt Nam
star net coffee and food
Trường mầm non South Sky Kindergarten
ballooning
Nhân Wedding
Kate j
Nha khoa Kim Khôi
Nội thất Soha Living
Kong tea
Nội thất Hạ Long
Sen Việt Yoga
Kiwami
Đông y Phúc Sinh
Chè bưởi Phương Nga
oriental-plaza
newstar
Việt Nam tourism
Thẩm mỹ viện Phương Đông
Pnut spa
Giày SUTUMI
Logo Nutriblend
Ila
Art click
Du học Đức Anh
White palace
Hướng nghiệp Á Âu
La Luna Resort
Sky 89
Long Hậu Riverside
Oceanami
Novotel villas
Barya citi
Logo Vinhomes
Logo Vinamlik
Logo LetsViet
Logo Domino Pizza
nên chạy quảng cáo facebook vào giờ nào
fpt
Nguyễn Kim
Salsa
HSB
ayt group
hyundai
Lava coffee
Zpizza
Logo-YouTV
Logo Today TV
Logo Aqua Palace
0903 858 865
Paste your AdWords Remarketing code here