Tháp nhu cầu Maslow có thể nói là một trong những học thuyết được áp dụng nhiều không những trong đời sống – xã hội, mà ngay cả trong kinh doanh nói chung và marketing nói riêng, học thuyết này luôn mang vai trò quan trọng trong hoạt động phát triển doanh nghiệp. Đặc biệt nhất là doanh nghiệp đang có nhu cầu tìm hiểu, phân tích thị trường mục tiêu của mình.
Để nói rõ hơn về tháp nhu cầu maslow là gì và làm sao để ứng dụng hiệu quả tháp nhu cầu trong Marketing, hãy cùng AZTECH tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Tháp nhu cầu Maslow là gì?
Tháp nhu cầu Maslow lần đầu tiên được công bố vào năm 1943, đặt theo tên của nhà tâm lý học Abraham Maslow – người có công xây dựng và phát triển nghiên cứu này. Trong bài viết A Theory of Human Motivation (Thuyết về động cơ của con người), tháp nhu cầu của Maslow nói về 5 cấp độ nhu cầu của nhóm người theo tầng lớp, địa vị khác nhau trong xã hội.
Các nhu cầu bao gồm: Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs), nhu cầu an toàn (Safety Needs), nhu cầu tình cảm (Love/belonging Needs), nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs), nhu cầu được tôn trọng (Self-Actualization). Càng thuộc tầng lớp cao, con người càng có những nhu cầu phức tạp hơn.
Phân tích các bậc trong tháp nhu cầu của Maslow
1. Nhu cầu sinh lý (Physiological Needs)
Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu như: ăn uống, nơi ở, có trang phục để mặc, hơi thở, bài tiết… và mọi sinh hoạt bình thường trong đời sống thường nhật. Dù thuộc tầng lớp nào đi chăng nữa, Physiological Needs là nhu cơ bản, cần có của mỗi con người để có thể sinh tồn trong xã hội.
Đồng thời, đảm bảo đầy đủ nhu cầu sinh lý được xem là tiền đề để một người muốn chuyển từ cấp bậc này sang cấp bậc cao hơn trong tháp nhu cầu Maslow. Điều này hoàn toàn chính xác vì nếu không được ăn uống no đủ, lúc này cũng phải lo nay ăn gì, ở đâu, làm sao kiếm tiền để sinh sống mỗi ngày… thì họ sẽ không còn dư thời gian để suy nghĩ về những nhu cầu cao hơn.
2. Nhu cầu được an toàn (Safety Needs)
Khi đã được no đủ về mặt sinh lý, an toàn chính là nhu cầu tiếp theo mà con người mong muốn có được. An toàn ở đây không chỉ là gói gọn trong việc được bảo vệ tránh khỏi kẻ xấu có khả năng làm ảnh hưởng đến tính mạng của mình. Mà an toàn trong tháp nhu cầu Maslow còn được khái quát rộng hơn. Đó là an toàn về sức khỏe, thể chất, về an ninh, tính mạng, hay an toàn trong tài chính và công việc…
Chẳng hạn khi mức thu nhập thấp, bạn chấp nhận ở những nơi không đảm bảo an ninh, sử dụng thực phẩm không đạt chuẩn an toàn vệ sinh, không dùng các tiện ích nâng cao nhằm phòng hờ các trường hợp rủi ro trong đời sống khác… Nhưng khi mức thu nhập tăng lên, bạn sẽ bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề về sức khỏe, sự sống của bạn thân mình. Bạn sẽ chọn khu nhà có an ninh ổn định, dùng máy nước nóng để tắm thay vì nước lạnh vào những lúc về nhà muộn.
3. Nhu cầu tình cảm (Love/belonging Needs)
Trong tháp nhu cầu của Maslow, 2 tầng trên giúp đáp ứng các mong muốn về vật chất của con người. Thì kể từ tầng thứ 3, con người có xu hướng chuyển sang những mong muốn thiên về tinh thần nhiều hơn. Bắt đầu với nhu cầu tình cảm.
Sau khi thỏa mãn nhu cầu về sinh lý, cũng như về sự an toàn, con người lúc này thường cảm thấy cuộc sống của họ đang rất cô độc, luôn trong trạng thái lo lắng, trầm cảm bởi không có ai san sẻ, lắng nghe họ kể chuyện. Chính vì vậy, họ cần được yêu, cần có những mối như gia đình, người yêu, bạn bè… họ cần các mối quan hệ gần gũi để giúp họ tránh cảm giác cô đơn, tiêu cực đấy.
4. Nhu cầu được tôn trọng (Esteem Needs)
Nhu cầu được tôn trọng có thể hiểu theo 2 khía cạnh:
- Sự kính trọng của người khách dành cho mình: Nghĩa là con người ở tầng này, họ mong muốn mình có danh tiếng, địa vị, tiếng nói trong xã hội và được người khác cảm thấy ngưỡng mộ, nể phục trước những thành quả mà họ đạt được. Ngược lại, khi không được tôn trọng, con người sẽ cảm giác tự ti và từ đó dẫn đến các hành vi tiêu cực.
- Lòng tự trọng của bản thân: Khía cạnh này thể hiện cá nhân đang có dấu hiệu quan tâm, biết quý trọng giá trị của bản thân mình. Họ sợ bị điều tiếng, có cảm giác mặc cảm, lo lắng khi làm sai một điều gì đó. Đây chính là bước đầu trong quá trình phát triển, hoàn thiện bản thân của mỗi con người
5. Nhu cầu thể hiện bản thân (Self-actualization)
Theo học thuyết Tháp nhu cầu Maslow, thể hiện bản thân là nhu cầu cao nhất, nằm ở đỉnh của tháp. Cá nhân giờ đây đã có đầy đủ tất cả mọi thứ về vật chất lẫn tinh thần. Điều này giúp họ không cần bận tâm nhiều về chúng nữa, thay vào đó, họ sẽ dành thời gian để tập trung vào việc hoàn thiện bản thân mình.
Có thể họ sẽ định hướng bản thân giống như các siêu anh hùng giải cứu thế giới trong phim viễn tưởng. Nhưng cũng có thể họ lạc lối trong quá trình thể hiện bản thân mình, biến họ trở thành kẻ gây rối số 1 chỉ vì tìm kiếm sự công nhận cho tài năng của mình.
6. Tháp nhu cầu Maslow mở rộng
Ngoài ra, với sự phát triển của xã hội, mức sống con người ngày càng được nâng lên kéo theo tháp nhu cầu của Maslow cũng có sự thay đổi nhất định. Hiện nay, con người đã bổ sung thêm 3 cấp bậc khác trong tháp nhằm khắc họa cụ thể diễn biến tâm lý của con người rõ ràng hơn:
- Nhu cầu nhận thức (Cognitive Needs): Sự tò mò thôi thúc con người phải học hỏi, tìm hiểu, trau dồi kiến thức.
- Nhu cầu thẩm mỹ (Aesthetic Needs): Ở cấp bậc thẩm mỹ, con người để ý tới vấn đề duy mỹ nhiều hơn – sự duy mỹ trong bản thân (gu thời trang, chăm sóc, làm đẹp), duy mỹ trong hội họa, kiến trúc,..
- Nhu cầu tư tôn bản ngã (Self – Transcendence): Đạt tới cảnh giới này đồng nghĩa với việc con người phát triển vượt hơn khả năng của mình như lòng vị tha, bác ái, thậm chí là trực giác siêu nhiên.
Ứng dụng tháp nhu cầu trong Marketing
Tháp Maslow đã phân tầng nhu cầu từ thấp đến cao theo 5 cấp bậc của từng nhóm khách hàng với những đặc điểm, hành vi đã được định sẵn. Cho nên thông thường nhà tiếp thị sẽ ứng dụng tháp nhu cầu trong marketing với 2 mục đích chính như sau:
- Định vị phân khúc khách hàng
- Xây dựng thông điệp phù hợp với đối tượng mục tiêu
Bởi hầu hết các nhà tiếp thị có năng lực cao, họ đều biết một quy luật bất di bất dịch rằng: muốn xây dựng chiến lược Marketing thành công, đòi hỏi trước đó nhà tiếp thị phải hiểu rõ đối tượng khách hàng mục tiêu mà chiến lược đang nhắm đến như: Họ là ai? Ở đâu? Sở thích là gì? Thuộc tầng lớp nào? Có những mong muốn gì…? Để theo đó, thông điệp và cả kế hoạch quảng bá được đề ra sẽ phù hợp, có sức ảnh hưởng mạnh hơn nhờ đánh trúng nhu cầu, tâm lý của khách hàng.
Kết luận
Có thể thấy, bên cạnh nhân khẩu học, tháp nhu cầu Maslow giúp quá trình phân tích nhu cầu con người không còn là điều quá khó khăn, phức tạp đối với doanh nghiệp. Do đó, đừng bỏ qua việc ứng dụng tháp nhu cầu trong Marketing, cũng như các hoạt động vận hành khác trong doanh nghiệp. Vì đây là phương pháp cơ bản nhất giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với đối tượng mục tiêu, nâng cao khả năng chuyển đổi của họ.
Nếu bạn còn những vấn đề khác cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay với Dịch vụ tư vấn Marketing Online thông qua Website: https://marketing.aztech.com.vn/ hoặc HOTLINE: 0903.858.865 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
| CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN
- Giải pháp Marketing hiệu quả cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ
- Branding Marketing là gì? 5 Modules chính trong Brand Marketing
- AIDA là gì? Cách ứng dụng mô hình AIDA cho hoạt động Marketing Online