Làm một nhà tiếp thị, chắc chắn bạn đã nhiều lần nghe về Storytelling. Nhưng cụ thể Storytelling là gì? Nếu chưa biết thì mời bạn xem bài viết dưới đây. Còn nếu bạn đã biết rồi thì cũng đừng vội bỏ qua bài viết này, vì dưới đây vẫn còn rất nhiều thông tin thú vị liên quan đến storytelling đang đợi bạn khám phá đấy. Hãy cùng theo dõi nhé.
Content Storytelling là gì?
Content Storytelling là một hình thức content được các marketer ưa chuộng và sử dụng với mục đích tiếp thị, viral. Cụ thể Storytelling là kể chuyện, Content Storytelling là câu chuyện mà người viết đã trải qua và viết ra cho mọi người đọc. Nhóm tác giả của cuốn sách Branding in Practice nhận định rằng Storytelling chính là phương thức quan trọng để xây dựng thương hiệu. Bạn nên biết khách hàng quyết định lựa chọn sản phẩm của bạn là vì cảm xúc mà kể chuyện chính là cách tạo ra cảm xúc hiệu quả.
Trong Marketing, viết bài review cũng được coi là một dạng của Content Storytelling. Hay chúng ta luôn phải sáng tạo những câu chuyện về sản phẩm, về khách hàng để quảng bá thương hiệu. Mà cụ thể mình muốn đề cập đến chính là Seeding. Dù bạn seeding trên nền tảng nào, bằng hình thức gì thì nó đều là một câu chuyện duy nhất – trải nghiệm người dùng. Vậy nên Content Storytelling rất gần gũi với chúng ta đấy.
Vì sao Content Storytelling vẫn luôn hot?
Câu chuyện là một chủ đề nóng mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đều bị thu hút. Từ những câu chuyện trên sách, báo đến những câu chuyện viễn tưởng trên phim ảnh. Hay chỉ đơn giản là những câu chuyện đời thường, một trải nghiệm do người khác kể lại đều có thể khơi gợi sự tò mò, chú ý của bạn. Thử nghĩ, với một bài bán hàng và một bài viết mở đầu là “Kể mọi người nghe, sáng nay tui mới gặp….” bạn sẽ chọn đọc bài viết nào.
Nhưng vì sao chúng ta lại thích đọc truyện tới vậy? Vì chúng ta muốn thỏa mãn tính tò mò, thỏa mãn nhu cầu khám phá và trải nghiệm những điều mới mẻ. Vì chúng ta chỉ sống 1 lần trong đời, nếu đọc thêm nhiều câu chuyện thì ta sẽ biết thêm được nhiều cuộc đời khác, giống như được sống nhiều cuộc đời chỉ trong một kiếp người vậy.
Cách viết Content Storytelling
Để bắt đầu viết Content Storytelling, việc căn bản nhất, bạn phải là người thích kể chuyện và muốn kể chuyện. Dù là người hướng nội hay hướng ngoại thì bạn đều có những câu chuyện, trải nghiệm riêng mà bạn muốn kể trong đời, vậy sao bây giờ bạn lại không muốn kể nó ra? Thực sự có hàng tá các câu chuyện mà bạn có thể kể ra và kể ra một cách rất thuyết phục vì đó là đời sống thực của bạn, là điều mà bạn đã gặp phải hay trải qua
Tuy nhiên, để tạo ra một Content Storytelling không gây nhàm chán, có giá trị cho người đọc thì bạn nên áp dụng những quy tắc này
1. Xác định góc nhìn và nhân vật
Câu chuyện nào cũng đều có một nhân vật chính. Đó có thể là người thật hay một vật vô tri được nhân hóa, nhưng chắc chắn đó không phải là một nhân vật vô nghĩa. Bạn có thể xây dựng nhân vật theo các hình tượng như:
- Nhân vật kết nối tình cảm gia đình, bạn bè,…
- Nhân vật hài hước, mang đến niềm vui
- Nhân vật đa sầu đa cảm, khiến người đọc đi qua nhiều cảm xúc
- Nhân vật có nỗi đau, điều trăn trở đang đi tìm giải pháp
- Nhân vật có kinh nghiệm và đi truyền tải, giải đáp khúc mắc.
- Nhân vật mang đến niềm hy vọng
2. Cấu trúc Content Storytelling
Content Storytelling thường được các nhà kể chuyện lão làng sử dụng cấu trúc “từ tồi tệ đến thành công” nghĩa là sử dụng công thức viết content BAB (Before – After – Bridge). Bạn sẽ kể về một nỗi đau mà mình đã trải qua, nó tồi tệ và thảm hại như thế nào. Sau đó bằng một giải pháp nào đó bạn đã vượt qua được những nỗi khổ, gian nan đó.
Để đạt được hiệu quả cho câu chuyện – mang lại giá trị cho người đọc, bạn hãy cố gắng xây dựng câu chuyện có Happy Ending xoay quanh những giá trị mà nhân vật chính đạt được nhờ vào giải pháp đó.
3. Đơn giản hóa câu chuyện
Nghệ thuật bán hàng tinh vi nhất là bán hàng mà như không bán. Khi kể chuyện hãy cố gắng tạo cho khách hàng cảm giác bạn chỉ đang kể lại câu chuyện mà mình trải qua, đừng pr, quảng cáo cho sản phẩm quá lộ liễu. Chính vì thế, để tạo chiều sâu cho câu chuyện, bạn cần tập trung và làm nổi bật yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy hãy cắt đi tất cả mớ từ ngữ thừa thãi. Đừng để khách hàng lạc trong ma trận ngôn từ của mình.
4. Tăng yếu tố cảm xúc
Để tăng thêm tính hấp dẫn cho câu chuyện bạn nên thêm một vài tình tiết tăng yếu tố cảm xúc của người đọc. Bạn có thể tạo ra những biến cố trong câu chuyện, biến cố sau mạnh hơn biến cố trước để khơi gợi sự tò mò của người đọc. Cường độ cảm xúc càng cao thì sự tò mò càng lớn, từ đó thu hút sự chú ý của người đọc. Đây là cách rất được nhiều doanh nghiệp ưa dùng.
5. Đưa vào một “anh hùng” của câu chuyện
Đây là cách để giải quyết vấn đề số 3 ở trên – bán hàng mà như không bán. Để người đọc không cảm thấy bạn đang PR quá lộ liễu thì bạn nên đưa vào một “người hùng” cho câu chuyện. Người hùng này đã giúp bạn vượt qua được những khó khăn, nỗi đau thay vì bạn kể rằng mình tự tìm được và tự giải quyết những vấn đề đó. Điều này tạo cảm giác không thật, không đem lại sự cao trào cho câu chuyện, khiến câu chuyện trở nên nhàm chán.
Lời kết
Trong các loại content thì Storytelling khá dễ viết, nhưng viết hay thì không dễ. Quan trọng là văn phong, cách viết, cách dẫn dắt mạch truyện của bạn có đủ sức hấp dẫn người đọc hay không. Những yếu tố này phải được rèn luyện nhiều lần và môi người viết sẽ có các cách dẫn dắt, kể chuyện riêng khiến cho nội dung đó trở thành độc nhất vô nhị. Vậy nên hãy luyện viết mỗi ngày để cải thiện dần dần bạn nhé!
Ngoài ra, AZTECH còn cung cấp dịch vụ viết bài PR, viết bài review, nhận viết bài cho Website cho các doanh nghiệp, cá nhân đang có nhu cầu. Liên hệ với AZTECH qua Website: https://marketing.aztech.com.vn/ hoặc HOTLINE: 0903.858.865 để được tư vấn và báo giá nhé.
| CÁC BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Branding Marketing là gì? 5 Hoạt động chính của Branding Marketing
- 9 Kỹ năng viết content Marketing chèo lái khách hàng “chốt được Sale”
- 6 Sai lầm trong Marketing khiến cho 95% doanh nghiệp thất bại